10 kỹ năng thoát hiểm khi có trộm, cướp

10 kỹ năng thoát hiểm khi có trộm cướp

Nếu có trộm, cướp đột nhập vào nhà, bạn cần phải làm gì? Cách phòng ngừa như thế nào?…

  • Trong cuộc sống hàng ngày luôn rình rập những nguy hiểm mà ta có thể gặp phải bất cứ lúc nào.
  • Chúng ta không thể lường trước được những điều gì có thể xảy ra với mình.
  • Bản thân chúng ta cần có những kỹ năng thoát hiểm. Để xử lý những tình huống nguy hiểm

Sau đây ngôi nhà an toàn chia sẻ Video “10 Kỹ năng thoát hiêm mà bạn cần biết” tới các bạn

10 kỹ năng thoát hiểm khi có trộm cướp

  • Theo Trung tá Lê Quốc Dương, Cục Cảnh sát Truy nã tội phạm (Bộ Công an), xét về mặt tâm lý, khi tội phạm lẻn vào nhà lúc đầu chỉ có ý định trộm đồ. Nhưng nếu bị gia chủ phát hiện, tri hô thì chúng sẽ trở nên liều lĩnh, manh động. Đối phó với dạng tội phạm này, bạn cần bình tĩnh khi phát hiện.
hay-doc-de-bao-ve-tinh-mang-khi-co-trom-dot-nhap (2)
Khi trộm đột nhập, nếu bị gia chủ phát hiện, tri hô thì chúng sẽ trở nên liều lĩnh, manh động

Nếu trộm đang chuẩn bị vào nhà:

  • Nếu trộm chưa vào nhà thì lập tức bật các đèn lên, gọi người nhà dậy, như vậy bọn trộm thường bỏ đi chứ không muốn đối mặt với chủ nhà. Nếu trộm đã đột nhập vào nhà, phải tuỳ cơ ứng biến.
  • Nếu chỉ có một mình ở nhà, nên đóng chặt cửa phòng ngủ, giả vờ gọi to người bên cạnh, bấm chuông báo động (nếu có) hoặc gọi điện thoại báo cho cơ quan công an.
  • Khi về đến cổng nhà, nếu phát hiện hoặc nghi có người lạ trong nhà như: nghe tiếng động trong nhà, nhìn thấy cửa bị khoá hoặc bị cậy, nhất thiết không được vào nhà, phải lập tức gọi điện báo cho công an hoặc ban quản lý khu nhà.
hay-doc-de-bao-ve-tinh-mang-khi-co-trom-dot-nhap
Nếu trộm đã đột nhập vào nhà, nên đóng chặt cửa phòng
  • Nếu đã vào bên trong cổng mới phát hiện có khác thường phải thật bình tĩnh, có thể giả vờ là người đến chơi, không được lộ ra mình là chủ nhà, nếu không sẽ làm cho bọn trộm hoảng sợ mà điên cuồng chống lại. Nên tìm cách để kẻ trộm đi ra và nhớ quan sát, ghi nhớ đặc điểm của chúng để báo công an.
  • – Nếu nghe bên ngoài nhà có tiếng động lạ, trước tiên không được mạo hiểm mở cửa, tốt nhất nhìn qua khe cửa xem đã xảy ra chuyện gì, nếu có gì bất thường nên báo cho công an.
 Cach xu ly khi phat hien trom
  • Nếu nghi ngờ có trộm đột nhập sân vườn, tuyệt đối không được bật đèn và mở cửa. Hãy vén rèm, hé thật ít và quan sát khắp các cửa sổ. Nếu nhà không có cửa sổ hoặc cửa sổ song sắt không rèm, nên đi thật nhẹ đến cửa trước hoặc sau, áp tai vào cửa để nghe ngóng.
  • Cầm trên tay đoạn cây và bình xịt hơi cay. Nếu nghe và biết chắc có người phía ngoài, nên giả vờ: “A lô…ủa, vậy hả. Giờ này mà công an khu vực kiểm tra tạm trú tạm vắng hả?”… đại loại vậy. Sau đó quay về phòng, đóng cửa lại và gọi làm phiền hàng xóm. Trong phần lớn trường hợp, họ sẽ có cách quan sát giúp mình mà không bị nghi ngờ hay phát hiện.

Khi trộm đã chắc chắn ở trong nhà:

  • Đừng vội vàng ngăn cản hay tấn công tên trộm, với những kẻ như vậy, họ thường rất manh động và sẵn sàng dùng hung khí để tấn công ngược lại chúng ta. Có tên trộm nào lại không thủ sẵn 1 con dao khi đi ăn trộm đâu.
  • Nếu phát hiện trộm đã đột nhập vào nhà, nên trở về phòng ngủ, bấm hoặc gài chốt cửa. Đánh thức người bên cạnh và cho họ biết, thật khẽ, hiểm nguy đang hiện diện bên ngoài. Nếu đó là người hay giật mình, nên dùng tay bịt miệng họ trước khi đánh thức.
  •  Nếu nhà có trẻ con, hãy mau chóng chốt cửa phòng của trẻ hoặc tìm nơi an toàn cho chúng ẩn trốn như phòng tắm, gầm giường, tủ quần áo… Giải thích cho trẻ vì sao cần phải làm như thế và dặn trẻ hãy nhắm mắt lại. Trong bất cứ trường hợp gì cũng phải giữ im lặng. Nếu trẻ quá nhỏ chưa hiểu chuyện thì có thể bịt miệng và ra hiệu trẻ im lặng. Với trẻ nhũ nhi thì nhét ti vào miệng chúng và giả vờ nằm im cho chúng lấy đồ.
 ung-pho-khi-nha-co-trom
Hãy đưa tất cả các thành viên vào 1 phòng, khóa chặt cửa lại
  • Nếu không có chỗ trú ẩn an toàn, hãy đưa tất cả các thành viên vào 1 phòng, khóa chặt cửa và chặn cửa bằng những đồ vật nặng như tủ quần áo, bàn ghế… Hãy lựa chọn căn phòng có khóa chắc chắn nhất và ở nguyên trong đó.
  • Gọi ngay cho công an hoặc dân phòng khu vực hoặc hàng xóm cạnh nhà. Nói ngắn gọn về tình hình mà bạn đang đối mặt. Đừng ngắt điện thoại để cảnh sát có thể nghe và theo dõi diễn biến đang diễn ra.
  •  Nếu bị trộm khống chế, hãy làm theo những gì chúng muốn, giao tiền, vàng hoặc chỉ nơi để ví, túi xách, đọc mã số hoặc tự mở két sắt cho chúng. Bạn phải đưa một ít tiền hoặc tài sản gì đó để chúng ra đi. Đừng vội chống trả nếu không có cơ hội.
  •  Hãy nói bằng giọng bình thường nhất có thể rằng bạn sẵn sàng hợp tác. Tránh nhìn trực diện vào mắt kẻ trộm sẽ khiến hắn lo lắng và nghĩ rằng bạn sẽ nhận ra hắn sau này. Giữ cho đôi tay của bạn ở trong tầm mắt của bọn trộm để chúng thấy rằng bạn không có ý định chống đối.
hay-doc-de-bao-ve-tinh-mang-khi-co-trom-dot-nhap (4)
Giữ cho đôi tay của bạn ở trong tầm mắt của bọn trộm
  • Trường hợp bị tấn công, hãy kêu to lên để người trong nhà gọi công an hoặc trợ giúp của hàng xóm. Nếu đang một mình, vẫn phải làm điều này. Hãy tìm lối gần nhất và thoát ra. Bình xịt hơi cay sẽ phát huy tác dụng trong lúc này. Trong bóng tối, kẻ đột nhập thường không biết mức độ chấn thương của nạn nhân nên cách cuối cùng trong tình huống này là nằm im giả chết, mặc cho chúng lục lọi, cho đến khi rút đi.
  •  Với những tên cướp là người quen thì chỉ còn cách phản ứng quyết liệt, vừa chống trả vừa hô hoán và tìm đường gần nhất để chạy thoát thân. Vì đối tượng có quan hệ sẽ cố ý giết chết chủ nhà trước khi lục lọi tài sản, nên cách mềm mỏng van xin hay hợp tác hoặc nằm yên giả chết sẽ không có kết quả và càng làm đối tượng dễ dàng tước đoạt tính mạng của mình.
 Trộm đột nhập vào nhà
  • Trong tình huống đó, cần tìm nhanh những vật dụng có sẵn ở xung quanh. Khi đó, một phích nước nóng, một cái cốc, thậm chí gạt tàn thuốc lá… hay bất kỳ vật cứng nào vơ được đều có thể trở thành vũ khí quan trọng để tự vệ. Nên nhằm vào đầu mặt, cánh tay, bộ hạ, cẳng chân đối tượng mà tấn công quyết liệt.
  • Trong lúc thủ thế, nghĩ đến nơi để vũ khí như gậy, dao, đèn pin, bình xịt cay. Vừa đánh vừa hét, hô hoán, có tác dụng trấn áp, làm đối tượng mất tinh thần. Khi có cơ hội phải bỏ chạy ngay lập tức khỏi vùng nguy hiểm.
hay-doc-de-bao-ve-tinh-mang-khi-co-trom-dot-nhap (3) (1)
Còn người là còn của, đừng manh động
  • Đa số trộm khi bị bắt thường khai rằng chúng chỉ muốn tài sản chứ không phải máu hay mạng người, nhưng khi thấy sự an toàn của mình bị đe doạ, chúng sẽ rút dao. Vì vậy, dẫu biết “của đau con xót” nhưng luôn nhớ rằng, còn người còn của. Đừng tự đặt mình vào gần hơn với nguy hiểm vì tiếc. Và cuối cùng, trong bất cứ trường hợp nào cũng cần giữ bình tĩnh. Không bình tĩnh không thể làm được gì!
Bình tĩnh đối phó trộm
Bình tĩnh đối phó trộm

[TỘI PHẠM NÊN PHÒNG HƠN CHỐNG]

10 GỢI Ý ĐƠN GIẢN ĐẢM BẢO AN NINH HỘ GIA ĐÌNH

Xem thêm: Một số cách trộm thường đột nhập vào nhà

NGÔI NHÀ AN TOÀN ® 】
security system construction


THÀNH ĐỨC CO.,LTD
✓ OPEN: 8h30 : 17h form Mon – Sat
✓ SALES: 098.6879.390
✓ FEEDBACK: 028.668.15.707
✓ ADDRESS: 192/53 Nguyễn Oanh, Phường 17, Quận Gò Vấp TP HCM
-------------------------------
✓ EMAIL info@ngoinhaantoan.vn
✓ CONTACT: BANK ACCOUNT - MAPS"
✓ YOUTUBE NGÔI NHÀ AN TOÀN - AWAR
✓ FACEBOOK: NGÔI NHÀ AN TOÀN

SERVICE: Camera cctv surveillance | Alarm system | Access control | Door phone | Smart homeMechanical & Electrical